Do lên kế hoạch đi nên tụi mình đã chuẩn bị trước những món ăn nhẹ cùng với ít đồ nướng. và mình khởi hành từ Đà nẵng lúc 8h. và chạy về hướng Cầu Cẩm lệ. lên tới đó là 11h, do mình chạy chậm
và tiếp tục cuộc hành trình, một số cảnh trên đường đi
Đây là cổng chào thứ 2 rồi rẽ phải, chạy tiếp khoảng 2 km nữa là tới thác. Sẽ có 1 cái bảng chỉ dẫn vào thác
Trên này vẫn có đồ ăn, mình có chạy qua một số quán bán bún và mỳ quảng. nên các bạn đừng sợ đói. Nếu đi mà không mang được thức ăn thì lên đây ăn vẫn được, nhưng nhớ là mua nước trước khi lên thác nhé, vì trên đó k có dịch vụ đâu.
Để đến với thác Grăng, bạn cần vượt qua một con đường bộ hành, được tráng xi măng, uốn lượn dọc theo sườn dốc.
Sau khi leo qua con dốc dài khoảng 300m, thác Grăng hiện ra với nét hoang sơ giữa núi non điệp trùng. Đứng dưới chân thác nhìn lên, những màn “hơi sương” bay theo chiều gió tạt vào người, một cảm giác mát dịu. Đi qua các dốc hơi mệt, chứ đến đây thì mọi mệt mỏi đều tan luôn. nói chung là PHÊ
Cảm nhận đầu tiên là tiếng thác đổ ầm ầm, không khí trong lành, mát rượi do có hơi nước của thác. tiếp theo là độ hùng vỹ của thác. Khá đẹp.
Thác Grăng không chỉ có một thác nước, mà là cụm thác ba tầng, bởi thế nhiều người vẫn hay gọi là “tam thác Grăng”. Nước luôn tuôn chảy ào ạt, va vào vách đá, rồi lại lọt qua những khe đá lớn nhỏ tạo thành dòng suối.
Riêng người dân tộc gọi thác này là Đạ G’răng – Theo giải nghĩa của dân bản địa thì chữ “Đạ” nghĩa là sông, suối, còn chữ “g’răng” trong thổ ngữ CaTu (Cơ Tu) có nghĩa là con cá chiên.
Thác Grăng được so sánh ví von như dải lụa mềm óng ả vắt ngang sườn núi, những bụi nước li ti từ thác đổ xuống sáng rực lấp lánh. Nằm giữa rừng núi trùng điệp cheo leo dốc đá, thác Grăng như nàng sơn nữ đẹp hoang dã, huyền bí, thu hút mọi ánh nhìn. Vẻ đẹp của thác chẳng có bức tranh nào có thể diễn tả trọn vẹn, chỉ có trực tiếp ngắm nhìn mới cảm nhận được những rung cảm mãnh liệt với vẻ đẹp thiên nhiên này. Thế đấy, chứ chiếc điện thoại của mình ko thể nào diễn tả hết được. Đắng!
Nhóm có nấu ăn, do thức ăn nhẹ đã chuẩn bị từ trước, đến đó các bạn có thể nướng đồ. Giữa khung cảnh Có núi, có cây lại có thác có suối, bầu không khí ở đây vô cùng trong lành. Những âm thanh xào xạc của cây cối giữa núi rừng, những tiếng chim hót ríu rít, tiếng nước chảy len lỏi ở suối, tiếng nước đổ ầm ầm từ thác cao… và có vài món nướng thưởng thức và “sống ảo” thì còn gì bằng?
Trong khi một số bạn chuẩn bị đồ, một số thì tắm, tắm ở đây phê lắm, mát lạnh, leo lên đá, thả mình xuống làn nước thì thật là yomost.
Sau khi nghỉ ngơi, lấy lại sức thì bạn leo cầu thang lên tầng 2 và tầng 1 để khám phá hết thác grang
Một bên là vách đá, một bên là vực sâu. Những khúc ngoặc cheo leo bên khung cảnh rất hoang sơ. Mình chụp bằng điện thoại nên không được rõ nét cho lắm
Nhiều đoạn chúi lắm. lên được trên tầng 1 và 2 thì chắc cũng ướt áo vì mồ hôi. Lên đây tắm suối cũng là một phần thưởng xứng đáng và tuyệt vời để lấy lại sức lực.
Toàn cảnh trên tầng 2 và tầng 1. Nhìn chung thì 2 tầng này không đẹp bằng tầng 3, được cái nhìn rất hoang sơ. trên này không có dịch vụ như những sông suối khác, không có thêu lều, trại gì hết.
Đến chiều thì thác Grăng trầm lắng và lạnh hơn. Chắc do mọi người về hết nên thấy trống vắng. Chia tay thác Grăng, và trở về Đà nẵng mà lòng cũng vấn vương, mong 1 lần được trở lại.
Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho bạn trong chuyến đi tới của bạn. Nếu thấy hay thì like và share để chia sẽ cho mọi người cùng đọc.
Chúc cho chuyến đi thác Grang của bạn nhiều niềm vui và nhiều điều lý thú.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Giới thiệu về tiềm năng phát triển du lịch huyện Nam Giang Huyện Nam Giang là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng gần 70 km về phía Tây Nam, cách tỉnh lỵ Tam kỳ 120 km về phía Tây Bắc, cách cửa khẩu Đắc Ốc...