Đây là một trong những hộ thực hiện khá tốt mô hình “Phụ nữ phát triển kinh tế, trồng và bảo vệ rừng” được hội LHPN xã đề ra. Từ nguồn vốn ban đầu đã có, gia đình chị Nhao được hội tín chấp bảo lãnh cho vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội thêm 30 triệu đồng với lãi xuất thấp. Với tổng số vốn có trong tay và được hội phụ nữ xã giúp đỡ hỗ trợ về kiến thức nuôi trồng, cũng như việc quản lý, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, mô hình trang trại của chị phát triển khá tốt. Năm 2005 chị được nhà nước hỗ trợ 2 con heo nái sinh sản, mỗi năm sinh được 2 lứa, ngoài kỹ thuật chăm sóc đã được hướng dẫn, để tiết kiệm và tạo nguồn thức ăn phong phú, chị đã tận dụng đất đai trong trang trại trồng thêm sắn, khoai lang làm thức ăn cho heo, cá. Ước tính mỗi năm trại heo xuất bán 2 lần mỗi lần 20 – 25 con, hiện tại trang trại chị Nhao còn 15 con heo giống. 2 ao nuôi cá mỗi năm xuất 1 lần. Tiết kiệm nguồn thức ăn có sẵn, chị nuôi thêm vịt xiêm, mỗi lứa hơn 40 con. Ngoài ra, được các chị em trong thôn giúp đỡ dưới hình thức nhóm “PN 3 mục đích” hỗ trợ với cách thức đổi công, diện tích đất còn lại ngoài chăn nuôi, gia đình chị tận dụng trồng 2 ha cây keo, đã khai thác 1 đợt. Với số tiền thu nhập từ trang trại hằng năm, gia đình đã chi trả nguồn vốn vay ngân hàng theo đúng hạn định. Tâm sự với chúng tôi, chị Bờ Nướch Nhao cho biết: T
ừ khi là hội viên Hội PN xã, tôi đã được các chị trong Hội giúp đỡ rất nhiều, nhất là được Hội Phụ nữ xã tín chấp cho tôi vay vốn với số tiền 30 triệu đồng để phát triển kinh tế. Cùng với tiền tiết kiệm được của gia đình, tôi đã đào ao nuôi cá, nuôi vịt xiêm; trồng 2 ha cây keo; bên cạnh đó, được nhà nước hỗ trợ 2 con heo nái sinh sản, tôi mua thêm heo rừng lai, mỗi năm đẻ từ 20-30 con. Tới bây giờ, thu nhập từ trang trại hằng năm trung bình đạt gần 100 triệu đồng, gia đình đã chi trả nguồn vốn vay ngân hàng theo đúng hạn định”.
Được biết, trước khi chưa thực hiện mô hình kinh tế trang trại, gia đình chị Nhao thuộc hộ nghèo. Nhờ sự giúp đỡ hỗ trợ của hội liên hiệp Phụ nữ xã cùng với sự cố gắng phát triển kinh tế của bản thân. Gia đình không những thoát nghèo mà còn vươn lên thành hộ khá trong xã, con cái được ăn học đầy đủ, nhà cửa khang trang, đời sống được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Mỗi năm thu nhập trung bình của trang trại đạt gần 100 triệu đồng, với tình hình kinh tế trang trại ổn định như hiện tại thì việc làm giàu là điều không còn khó nữa. Gia đình chị Nhao là tấm gương giảm nghèo bền vững cho nhiều thành viên trong hội học hỏi. Chị A Lăng Oanh, chủ tịch Hội LHPN xã Tà Pơơ chia sẻ: Hiện tại trên địa bàn xã Tàpơơ có hơn 10 mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ phát huy hiệu quả, thông qua sự hỗ trợ của Hội phụ nữ, hội viên đã gắn bó hơn với công tác hội và đã thu hút đông đảo hội viên đến với tổ chức hội và gia đình Chị Nhao là một trong những mô hình tiêu biểu của Hội phụ nữ xã Tàpơ, trong những năm đến, chúng tôi sẽ tổ chức cho hội viên đến tham quan, học hỏi mô hình này, qua đó giúp chị em tích cực lao động, sản xuất, làm giàu trên ngay quê hương mình.
Chị Nhao bên đàn heo của mình
Nhờ tham gia hội phụ nữ trong thôn, được sự giúp đỡ hỗ trợ về mặt kiến thức, triển khai các mô hình kinh tế ý nghĩa thiết thực nâng cao ý thức thực hiện, tạo nền tảng vững chắc, giúp chị em vượt khó, phát triển sản xuất, tăng thu nhập cho gia đình, khẳng định được vai trò vị thế trong gia đình và xã hội. thực hiện tốt phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.